Loading...
↓↓ Bài thuốc từ cây Chè Đắng Cao Bằng
![]() | ![]() ![]() |
#1 |
Bài 1:
Trước hết, nếu để ý, các bạn có thể nhận thấy ngay: Khoảng chục năm gần đây, khi mức sống vật chất ở nước ta đã nâng cao hơn, người dân có điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm lo và bồi dưỡng sức khỏe, thì các loại thuốc - được mệnh danh là "thuốc bổ", "thuốc trường sinh", những"thần dược", "thuốc bí truyền"... cũng lần lượt đua nhau xuất hiện; hình thành nên những "phong trào". Ví dụ như ăn lá cây hoàn ngọc để chữa bách bệnh, uống mật gấu tươi để tăng sinh lực, tìm mua sừng tê giác, cao hổ cốt, nấu nước trường sinh thảo uống thay trà, và gần đây là chè dây rồi đến chè đắng.
Những "phong trào" như trên hình thành một phần là do những người có hảo tâm - muốn đem kinh nghiệm của mình phổ biến cho người khác, mà cũng do "cơ chế thị trường" - một số người cố tình tạo ra những"cơn sốt thuốc" để tiêu thụ hàng hóa, kiếm nhiều lợi nhuận. Vì vậy, thiển nghĩ, chúng ta nên có thái độ bình tĩnh và sáng suốt, mỗi khi có những "phong trào" hoặc là "cơn sốt thuốc" xuất hiện.
Hãy trở lại với cây chè đắng. Trướchết, chè đắng không phải là một thứ thuốc mới, cũng không phải là loại thuốc bổ bí truyền mới được tiết lộ. Tính chất và tác dụng của chè đắng đã được nói khá rõ trong các sách thuốc cổ của Đông y học từ 4-5 thế kỷ trước, như sách Bản kinh phùng nguyên, Y lâm soạn yếu, Bản thảo cương mục thập di, Bản thảo tái tân, Bản thảo cầu nguyên... Trong Đông y, chè đắng có tên là "khổ đinh trà".
Về tính chất, sách Y lâm soạn yếu viết: Khổ đinh trà có vị ngọt đắng, tính đại hàn (rất lạnh); Sách Bản thảo tái tân viết: vào các kinh Tỳ và Can.
Về tác dụng, sách Y lâm soạn yếu viết: Chữa chứng nhiệt, phát cuồng do thời khí; Theo sách Bản thảo cương mục thập di: Có tác dụng trừ phong, hoạt huyết và tuyệt thai (làm cho phụ nữ không có thai được); Theo sách Bản thảo tái tân: Có tác dụng tiêu thực hóa đờm, trừ phiền chỉ khát, lợi nhị tiện (đại tiện và tiểu tiện); Theo Trung Quốc y học đại từ điển: Có tác dụng tán can phong, thanh đầu mục, chữa tai ù, tai nặng, tai chảy mủ...
Như vậy có thể thấy, chè đắng là loại thuốc chữa bệnh - không được xếp vào loại thuốc bổ. Đã là thuốc chữa bệnh, thì chỉ khi có bệnh mới nên sử dụng.Thế nhưng, có một số người nói rằng uống chè đắng thấy người dễ chịu, ăn khỏe và ngủ ngon hơn trước là lẽ vì sao? Thiển nghĩ, đó là vì chè đắng đã giúp cho những người đó chữa khỏi một số bệnh nào đó; bệnh khỏi tất nhiên người dễ chịu, ăn ngon, ngủ yên. Có điều, vì chè đắng là thuốc chữa bệnh, nên phải dùng đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng - dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn.
Thuốc chữa bệnh không phải thứ dùng cho mọi người. Đến như"nhân sâm" - vị thuốc đại bổ, được tôn vinh là "tinh hoa của trời đất","thuốc trường sinh bất lão", "cải lão hoàn đồng"... đã được cả Đông y và Tây y công nhận, nếu sử dụng không hợp lý, không đúng đối tượng và liều lượng, cũng có thể gây nên những tác hại khôn lường.Nhân sâm là vị thuốc đại bổ như vậy, nhưng từ xưa đến nay, cả Đông y và Tây y đều không khuyến cáo mọi người dùng nhân sâm pha trà uống thay nước hàng ngày.
Chè đắng, tất nhiên có tác dụng rất tốt đối với một số người bị mắc một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, đó không thể là thứ có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài cho tất cả mọi người.
BÀI 2:
Cây chè đắng được trồng nhiều ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam chè đắng được trồng ở Cao Bằng. Ở Trung Quốc, chè đắng được trồng nhiều nhất ở Quảng Tây. Về phần loại thực vật, cây chè đắng Cao Bằng và khổ đinh trà Quảng Tây đều có cùng họ, cùng chi.
Do đặc điểm: Lá chè được chế biến cuộn chặt như cái đinh, vị lại rất đắng. Tiếng Trung Quốc khổ là đắng, chè là trà nên có tên gọi khác: “Khổ đinh trà”.
Chè đắng là loại cây thân gỗ, có cây cao đến 30 mét.
Theo y học cổ truyền Trung Hoa: Khổ đinh trà có tác dụng tản phong nhiệt, chữa cảm mạo nhức đầu, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, làm dịu chứng rung cơ, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; tăng cường tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ.
Theo y học hiện đại: Những kết quảng hiên cứu mới đây công bố, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, làm cho cơ thể cân đối (chống béo phì). Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao.
Thành phần hóa học của chè đắng: Ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, còn đại bộ phận các thành phần khác cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng. Ví dụ trong chè đắng Cao Bằng có hàm lượng flavoonoid (chất có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư) lại cao gấp 7 lần chè xanh.
Liều thường dùng: 2 lá khô (còn gọi là 2 đinh) cho ấm trà 1 người uống; pha nước sôi nhiều lần để uống đến khi hết vị đắng.
Uống chè đắng có giảm khả năng sinh lý đàn ông?
Điều này các tài liệu y học cổ truyền và hiện đại chưa thấy ghi. Đồng bào dân tộc ở Cao Bằng uốngchè đắng đã bao đời nay chưa thấy ai nói tới tác dụng giảm khả năng sinh lý của đàn ông sau khi dùng chè đắng.
BÀI 3:
Chè đắng là loại cây mọc hoang khắp các vùng rừng núi và đồng bằng trung du nước ta. Người ta thu hoạch các bộ phận của cây chè đắng như lá, vỏ cây làm thuốc trị nhiều bệnh. Chè đắng còn có tên gọi là cây dầu dấu, tên khoa học làEvodia Lepta Merr, thuộc họ cam quýt (Rutaceae).
Theo Đông y, chè đắng có vị rất đắng, tính lạnh, không độc. Tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn, tiêu đàm. Chủ trị các chứng sang ghẻ lở, các chứng nhiệt sinh khô cổ, khát nước, ho, yết hầu lâm lậu, mắt mờ, trẻ nhỏ bị nóng sốt sinh kinh giật.
Với y học hiện đại, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho biết chè đắng có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm mỡ máu và cả chứng cao huyết áp. Ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, chè đắng còn được dùng làm trà hãm lấy nước uống thay trà khác hàng ngày. Trong trị liệu, chè đắng còn được sử dụng để nấu nước xông hay tắm rất tốt cho bảo vệ da, vệ sinh da. Người ta còn nấu chè đắng thành cao lỏng thực vật để uống.
Dưới đây là vài cách trị liệu thông thường từ chè đắng, xin giới thiệu tới bạn đọc tham khảo. Phòng ngừa các bệnh chứng:
Hằng ngày lấy 2 lá khô chè đắng (còn gọi là 2 đinh) cho vào trong ấm trà hãm với nước sôi cho 1 người uống. Khi nước nhạt tức hết đắng lại thay ấm khác. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều trên 2g mỗi lần, một ngày không nên sử dụng quá 5g.
Trị chứng huyết áp cao: Với liều uống thông thường thay trà hằng ngày -120. Làm giảm cholesterol máu: Với liều 2g/kg bằng đường uống trà đắng trong ngày.
Chữa bệnh sang lở ngứa: Lá chè đắng, lá kim ngân hoa, hai thứ đều có lượng như nhau, cho vào nấu kỹ lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống đến khi khỏi bệnh mới thôi.
Sưu tầm
Cùng chuyên mục
Bạn đã xem chưa?
Thống kê truy cập